fbpx

Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì tiêm phòng?

Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh. Vậy tuần thứ bao nhiêu thì mẹ bầu đi tiêm phòng để phát huy được hiệu quả phòng bệnh? Điều này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như số lần mang thai của bà bầu, hiệu lực phòng bệnh của vắc xin, thời gian tối thiểu để vắc xin hình thành kháng thể, lịch sử tiêm phòng của thai phụ. Ở bài viết này, hãy cùng 36CARE tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này nhé.

1. Có nên tiêm vắc xin cho bà bầu không?

RẤT CẦN THIẾT! Phụ nữ khi mang thai hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn những người bình thường, vì vậy mà nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao. Lúc này, bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thì tiêm vắc xin cho mẹ bầu là việc không thể bỏ qua.

Điển hình nếu như mẹ bầu mắc cúm, vài ngày đầu có thể xuất hiện triệu chứng sốt, mệt mỏi, viêm long… nếu qua được giai đoạn này không có biến chứng nhiễm trùng thì rất nhanh khỏi. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu có sức khỏe yếu, nếu cơ thể bị bội nhiễm gây biến chứng viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp dẫn đến suy hấp, sốc nhiễm trùng phải nhập nhập viện, hồi sức cấp cứu,… thậm chí tử vong.

Do vậy, để hành trình mang thai và làm mẹ vẹn toàn khỏe mạnh, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch trước và trong quá trình mang thai là cách đơn giản nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi dịch bệnh nguy hiểm, tránh để lại nhiều di chứng.

Cập nhật lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong khi mang thai

2. Thời gian tiêm phòng hợp lý nhất cho các mẹ bầu:

2.1 Vắc xin cúm

Tiêm vắc xin cúm là “giải pháp kép” – vừa phòng cúm hiệu quả cho mẹ và thai nhi, giảm nguy cơ diễn tiến nặng các bệnh đang mắc, tránh đồng nhiễm virus, vi khuẩn; vừa tạo miễn dịch thụ động bảo vệ trẻ sau sinh trong 6 tháng đầu đời khi trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin cúm.

Khi mẹ bầu bị nhiễm virus cúm trong quá trình mang thai thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai. Trong trường hợp đã mang thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng cúm, chị em vẫn có thể tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ, tốt nhất từ 3 tháng giữa thai kỳ để có kháng thể phòng bệnh cho cả mẹ và bé. Hiện tại các loại vắc xin cúm tiêm cho phụ nữ mang thai đều là vaccine bất hoạt (chứa các mầm bệnh “đã chết”) nên không có khả năng khởi phát bệnh cũng như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

2.2 Vắc xin uốn ván

Uốn ván  là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%.. Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu là biện pháp quan trọng và hữu hiệu để phòng bệnh uốn ván sơ sinh. Vắc xin uốn ván là rất an toàn cho cả mẹ và con. Vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phụ nữ đang mang thai cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván đủ mũi, đúng lịch.

– Đối với thai lần đầu: Mẹ sẽ phải tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh uốn ván trong cả quá trình mang bầu. Mũi đầu sẽ tiêm tối thiểu từ 20 tuần. Mũi thứ 2 là mũi nhắc lại, nên tiêm cách mũi đầu tiên khoảng 1 tháng. Và phải đảm bảo rằng mũi 2 tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.

– Những lần có thai tiếp theo: chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần đầu mang thai mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

2.3 Vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván

Vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván không chỉ có tác dụng bảo vệ mẹ bầu và em bé trong kỳ mà còn giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại bệnh ho gà và uốn ván sơ sinh.

Sau khi được tiêm vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván, cơ thể bà bầu sẽ tạo ra các kháng thể cần thiết và truyền cho trẻ trước khi sinh. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà trong vài tháng đầu đời. Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu tiêm vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn là 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

Ngoài ra, lượng kháng thể được sinh ra sau khi chủng ngừa vắc – xin sẽ giảm dần theo thời gian. Vì vậy, phụ nữ cần tiêm nhắc lại 10 năm/lần đối với vắc xin ho gà – bạch hầu – uốn ván trong mỗi lần mang thai.

3. Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tiêm vắc xin

Các mẹ cần lưu ý hiện tượng sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau vị trí tiêm. Nếu thấy hiện tượng bất thường, hãy thông báo cho bác sỹ để xử trí kịp thời.

  • Vắc xin phòng cúm có thể gây hiện tượng giả cúm như hắt hơi, chảy nước, ngạt mũi sau 1 – 2 ngày tiêm vắc xin. Đây là dấu hiệu bình thường nên chị em không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự khỏi không cần dùng thuốc.

  • Trong trường hợp mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

  • Tuyệt đối không tiêm phòng khi người đang bị sốt hoặc mắc bệnh cúm, viêm gan, các bệnh nhiễm trùng cấp tính,…