fbpx

Bệnh dại – Sự nguy hiểm và Cách phòng tránh

Bệnh dại là một trong những bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm nhất do vi rút dại gây ra, với tỷ lệ tử vong gần như 100%. Vi rút này tác động lên hệ thần kinh, khiến người bệnh mắc phải trạng thái dại dột và không thể chữa trị.

1. Bệnh dại phát triển ở người như thế nào?

– Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, virus dại phát triển ở lớp mô trong cùng bên dưới da người (được gọi là mô dưới da), hoặc từ cơ bắp, vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể nằm ngoài não hoặc tủy sống).

– Virus di chuyển dọc theo dây thần kinh đến tủy sống và não với tốc độ ước tính 12 – 24 mm mỗi ngày.

Bệnh dại ở người

 

– Người nhiễm bệnh biểu hiện những thay đổi hành vi và dấu hiệu lâm sàng khi virus xâm nhập vào não.

– Thời gian ủ bệnh dao động từ vài ngày đến vài tháng, và có thể dài tới 1 năm.

2. Cách phòng tránh và ứng phó khi bị cắn

Nếu bị chó cắn, điều quan trọng phải xử lý vết thương ngay lập tức để giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn như bệnh dại, nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Trong một số trường hợp, người bị cắn có thể tự thực hiện sơ cứu. Trong các trường hợp khác, bệnh nhân sẽ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Vệ sinh vết thương:

  • Tách rời quần áo ra khỏi vết cắn
  • Rửa kỹ vết thương bằng nước sạch và xà phòng liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch.
  • Rửa sạch vết thương với cồn 70, cồn l-ốt hoặc Povidone-lodine, tuyệt đối không cố gắng nặn máu.

Băng bó vết thương:

  • Dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương để cầm máu, đồng thời tránh vi khuẩn xâm nhập.

Trong quá trình sơ cứu chó cắn, tuyệt đối không để vết thương trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không tùy tiện đắp thuốc nam lên vết thương. Sau khi sơ cứu, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện để bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.

Tiêm phòng Dại:

  • Phải tiêm sớm, ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại, nghỉ dại.
  • Phải tiêm đủ số mũi, dùng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vắc xin dại và phác đồ tiêm.

Với những trường hợp bị chó cắn ở đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… sẽ có khuyến cáo tiêm huyết thanh kháng dại, dù con vật có bị dại hay không. Nếu như tiêm trễ, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

3. Tiêm phòng dại ở đâu Thanh Hóa

Nói đến địa chỉ tiêm vắc xin uy tín, chất lượng thì không để bỏ qua Trung tâm tiêm chủng 36care. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm lại đầy đủ tất cả các vắc xin từ trẻ nhỏ tới người lớn.

Hiện 36care đang có sẵn 2 loại vắc xin phòng dại: Abhayrab của Ấn độ và Verorab của Pháp với mức chi phí hợp lý. Đến với 36care cá bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn lịch tiêm, những lưu ý sau tiêm để đảm bảo bạn sẽ có sức khỏe tốt, không gây những biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!