fbpx

3 LOẠI VẮC XIN PHÒNG BỆNH VỀ HÔ HẤP DÀNH CHO NGƯỜI CAO TUỔI

Trẻ em là đối tượng chiếm đại đa số trong tổng số khách hàng đến để được khám và tư vấn tiêm chủng tại Trung tâ 36care. Và ở những trung tâm tiêm chủng khác cũng không phải ngoại lệ. Điều này phản ánh một thực trạng từ trước giờ, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng tiêm chủng chỉ cần cho trẻ nhỏ, vì sức đề kháng của cơ thể trẻ còn non yếu; người lớn hệ miễn dịch đã hoàn thiện nên không cần phải tiêm chủng, vậy quan niệm này có đúng hay không?

1. Tại sao người cao tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh:

Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh và diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn so với người trẻ. Các biểu hiện bệnh hô hấp thường gặp ở người cao tuổi là: viêm phế quản cấp, viêm phổi, các đợt cấp của bệnh phổi mạn tính như hen phế quản hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao phổi.

Những năm gần đây, theo thống kê có đến 70-85% ca tử vong do cúm mùa là ở độ tuổi trên 65. Tương tự, tỷ lệ nhập viện do cúm ở nhóm người trên 65 tuổi cũng chiếm từ 70-85%.

Bên cạnh đó, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh nền đi kèm như bệnh tim, tiểu đường, hen suyễn,… Sau khi nhiễm cúm, bệnh nhân còn có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Vậy nên, để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh, người cao tuổi nên tiêm các vắc xin như cúm, phế cầu, bạch hầu, ho gà,…

2. Biểu hiện khi người cao tuổi mắc bệnh hô hấp

Bệnh lý hô hấp nếu người cao tuổi mắc phải có biểu hiện như: hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước, đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Tùy từng trường hợp mà có thể ho khan hoặc có đờm. Đờm có thể là màu trắng, đặc quánh hoặc lỏng, đôi khi có một ít máu tươi do có tổn thương một số mạch máu nhỏ ở đường hô hấp trên gây ra.

Nếu suy hô hấp người cao tuổi thường gặp như khó thở khi gắng sức, sau khó thở thường xuyên, khó thở nhanh, thở không đều, khò khè. Hơi thở của người bệnh sẽ chậm dần, thở nông do các cơ hô hấp bị suy yếu. Các biểu hiện có thể kèm theo là mặt, môi, vành tai, các đầu chi tím tái.

Riêng các bệnh lý hô hấp ở người cao tuổi rất dễ bị nhầm bệnh nhẹ do khi nhiễm khuẩn nhiệt độ không tăng cao như ở người trẻ. Nhưng khi đã có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp diễn tiến nhanh và nặng nề hơn.

Bởi vậy, nếu thấy các dấu hiệu mắc bệnh lý hô hấp hoặc có biểu hiện cảnh báo nguy cơ mắc suy hô hấp, người cao tuổi cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để được thăm khám. Tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

3. 3 loại Vắc xin bảo vệ hô hấp mà người lớn tuổi nên sử dụng:

Do các chủng loại của virus này biến đổi hàng năm nên gọi là cúm mùa.

Theo Quyết định số 2078/QĐ-BYT của Bộ Y tế Việt Nam về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa thì các nhóm nên được tiêm phòng cúm là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi, người trên 65 tuổi, người có bệnh mạn tính như bệnh phổi mạn tính, tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch,…

Nên tiêm chủng cúm hàng năm lý tưởng nhất từ tháng 9 đến tháng 11.

Vắc xin Influvac Tetra 0.5ml (Hà Lan) phòng bệnh cúmVắc-xin cúm Vaxigrip: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ | Vinmec

Vi khuẩn phế cầu thường khu trú ở vùng tỵ hầu của người lành (40-70%). Phế cầu có thể gây ra nhiều bệnh cảnh khách nhau như viêm tai giữa, mũi xoang, viêm phổi (thường xảy ra sau khi đường hô hấp bị tổn thương do nhiễm virus như virus cúm,..), viêm màng não (thường gặp ở trẻ em), nhiễm trùng huyết,…Phế cầu là 1 trong những vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất.

Nên tiêm phòng phế cầu cho những người có bệnh lý mạn tính đặc biệt là bệnh lý hệ thống hô hấp như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),.. hoặc tình trạng miễn dịch suy yếu như đã bị cắt lách.

Vắc-xin Prevenar 13 (do công ty Pfizer sản xuất, xuất xứ từ Anh) phòng phế cầu đang được sử dụng cho người lớn, chỉ cần tiêm 1 lần duy nhất không cần nhắc lại, tránh dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Vắc-xin Prevenar 13 phòng các bệnh phế cầu người lớn: Liều dùng, tác dụng  phụ | Vinmec

  1. Vắc-xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván

Bệnh bạch hầu có triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp nặng, một mảng màu xám hoặc trắng phát triển trong cổ họng cho nên mới có tên gọi là bạch hầu. Mảng này có thể làm nghẹt đường thở và gây nên ho khan. Các biến chứng có thể bao gồm viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, những vấn đề ở thận, và xuất huyết do lượng tiểu cầu thấp. Viêm cơ tim có thể gây ra rối loạn nhịp tim và viêm dây thần kinh có thể gây liệt.

Ho gà là một trong các bệnh rất hay lây làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 – 50 triệu bệnh nhân mắc và 300.000 ca tử vong (theo thống kê của WHO).  Bệnh có đặc điểm là ho từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần, sau đó có giai đoạn hít vào thật sâu nghe như tiếng gà gáy, sau cơn ho thì mặt đỏ môi tím, hai mí mắt sưng, tĩnh mạch cổ nổi.

Uốn ván hay dân gian hay gọi là phong đòn gánh là bệnh làm co cứng các cơ trong cơ thể thường làm chết người. Nguyên nhân là do độc tố của vi trùng qua vết thương trên da. Triệu chứng là tê cứng lưỡi và hàm, sau đó co cứng cả người (lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như tấm ván uốn cong) và khi hệ cơ của lồng ngực bị co cứng sẽ khó thở và gây tử vong.

Nếu trong quá khứ đã từng tiêm chủng đầy đủ các mũi cơ bản thì một mũi tiêm 3 trong 1 (Vắc-xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván có tên thương mại là Boostrix hoặc Adacel) hoặc loại 2 trong 1 (Vắc-xin phòng bạch hầu – uốn ván do Việt Nam sản xuất có tên là Td) nên nhắc lại mỗi 10 năm. Với các bà mẹ mang thai, có thể tiêm vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Không có mô tả ảnh.

Người lớn là thành viên của cộng đồng, nên cần được tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. 

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!