fbpx

Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?

Rất nhiều bố mẹ có suy nghĩ bé tiêm về phải sốt mới có tác dụng. Vì đó mà lại lo lắng khi thấy con tiêm về đều chơi ngoan, không thấy bị sốt gì hết, không biết nên mừng hay lo? Liệu có phải do cơ địa bé không đáp ứng với liều vắc xin nên không sốt hay không? Vậy hãy cũng 36CARE giải đáp thắc mắc này nhé!

Sốt từ đâu đến?

Cơ thể con người duy trì ở nhiệt độ khoảng 37 độ C. Khi chúng ta tiếp xúc với khoảng nhiệt độ rộng của môi trường, cơ thể sẽ “bật” trạng thái điều hòa thân nhiệt. Và bộ phận gánh vác nhiệm vụ này chính là vùng hạ đồi, nằm ở trong não.

Khi bị tác nhân bên ngoài tấn công, chúng sẽ nhanh chóng gây suy yếu cơ thể. Lúc này, cơ quan “vùng hạ đồi” sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo và bắt đầu điều chỉnh thân nhiệt tăng lên, từ 37 lên 39 – 40 độ C. Đây là chính là nguyên lý hình thành sốt ở cơ thể.

Tương tự như vậy, vắc xin là chế phẩm sinh học chứa các tác nhân giống vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, khi trẻ tiêm vắc xin, hệ miễn dịch cũng sẽ nhận định như một tác nhân gây hại thực sự và phản ứng với cơ chế tương tự. Thân nhiệt tăng có nghĩa hệ miễn dịch đang “làm việc” hết sức mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể.Sốt sau tiêm chủng và cách xử trí

Vì sao có trẻ sốt, trẻ không sốt?

Mỗi trẻ là một cá thể duy nhất và riêng biệt. Phản ứng sốt hay không sốt sau tiêm vắc-xin còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ. Cách hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi trẻ cũng sẽ không giống nhau. Dẫn đến phản ứng sau tiêm của trẻ là khác nhau.

Thực chất, sốt hay các biểu hiện khác sau tiêm là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Tình trạng này xảy ra ở trẻ có thể trạng yếu, khả năng miễn dịch kém. Khi cơ thể chưa thích ứng được với vắc xin truyền vào, trẻ sẽ bị sốt. Phản ứng này thường nhẹ và tự khỏi trong khoảng 1 – 2 ngày.

Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?

Nhiều mẹ cho rằng, trẻ tiêm phòng không bị sốt là vắc xin không có tác dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán chủ quan, không có căn cứ cụ thể.

Với trẻ sau khi tiêm phòng bị sốt cao, điều đó có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nóng máy” chiến đấu với kẻ địch. Còn với trẻ tiêm phòng không bị sốt, không có nghĩa là hệ miễn dịch đang “nghỉ ngơi”, chỉ là nó chiến đấu nhẹ nhàng hơn mà thôi!

Dù cơ thể có sốt hay không, hệ miễn dịch cũng đã nhận diện được đặc điểm của kẻ địch và đưa vào danh sách “phải tiêu diệt”. Để tới khi có virus, vi khuẩn “thật” xâm nhập, cơ thể đã ở “thế” sẵn sàng, giúp loại bỏ chúng ra ngoài.

Vậy trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không? Sau tiêm phòng trẻ sốt hay không sốt cũng mang hiệu quả tương đương nhau. Hệ miễn dịch đã được rèn luyện trước nên có thể chiến thắng “kẻ địch” khi chúng xâm nhập.

Lời khuyên cho cha mẹ

Đến đây, hẳn mẹ đã biết “trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không”. 36care có một số lời khuyên nhằm giúp bố mẹ chăm sóc tốt hơn cho bé:

  • Không nên lo sợ trẻ gặp tác dụng phụ mà từ chối các mũi vắc xin quan trọng mà Bộ Y tế khuyến cáo. Trẻ cần tiêm đủ liều vắc xin để được bảo vệ một cách tốt nhất
  • Thông báo với cán bộ y tế về tiền sử dị ứng và phản ứng với những lần tiêm trước ở trẻ
  • Cho trẻ ở lại địa điểm tiêm khoảng 30 phút để theo dõi
  • Theo dõi trẻ sau tiêm trong 1 – 2 ngày đầu, tình trạng sức khỏe của con thế nào, có quấy khóc, sốt cao, đau tại vị trí tiêm hay xảy ra bất thường nào khác không
  • Nếu trẻ có biểu hiện ngủ li bì, ít bỏ, khó thở, cơ thể tím tín,… cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử lý kịp thời