fbpx

TRẺ ĐÃ BỊ VIÊM PHỔI, VIÊM TAI GIỮA CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHẾ CẦU?

Tiêm vắc-xin phế cầu là một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… do phế cầu gây ra. Vậy, trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa có tiêm được vắc-xin phế cầu?

I. Viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn

Bệnh phế cầu bao gồm một nhóm các bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae. Có rất nhiều chủng vi khuẩn Streptococcus pneumoniae khác nhau, nhiều chủng thường trú trong mũi, họng và đường thở của người khỏe mạnh (những người này được gọi là người lành mang trùng). Mỗi năm, gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong do các bệnh về phế cầu. Vi khuẩn phế cầu là căn nguyên gây ra nhiều bệnh như viêm phổiviêm tai giữa, viêm màng não và nhiều bệnh lý khác.

Phế cầu lây lan thông qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt, dịch mũi họng khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh qua các hành động như hắt hơi, ho, hôn, hoặc trẻ em chơi chung đồ chơi.

II. Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa có tiêm vắc-xin phế cầu được không?

Nhiều bố mẹ phân vân không biết có nên cho trẻ đã mắc viêm phổi, viêm tai giữa tiêm vắc-xin phế cầu hay không?Câu trả lời là “CÓ”
Vì những lý do sau đây, ba mẹ hãy tuân thủ phác đồ tiêm chủng vắc xin phế cầu ngay cả khi con đã từng mắc 2 bệnh này để tối ưu khả năng phòng bệnh cho con nhé:

  1. Có rất nhiều vi khuẩn gây ra viêm phổi và viêm tai giữa cho trẻ, không chỉ riêng phế cầu khuẩn. Trẻ từng mắc bệnh do vi khuẩn khác vẫn có thể tiếp tục mắc bệnh do phế cầu khuẩn. Việc tiêm chủng sẽ giúp ngừa bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.
  2. Ngay cả khi trẻ đã từng mắc bệnh do phế cầu khuẩn, trẻ vẫn có thể tiếp tục mắc bệnh do phế cầu khuẩn vì có tất cả khoảng 90 chủng gây bệnh. Việc chích ngừa sẽ giúp hạn chế nguy cơ trẻ mắc bệnh ở những lần sau.
  3. Ngay cả khi mắc bệnh, trẻ đã được tiêm vắc xin cũng sẽ có triệu chứng nhẹ hơn, tránh biến chứng nặng và nhanh hồi phục hơn.
  4. Ngoài viêm tai giữa và viêm phổi, vắc xin phế cầu khuẩn còn phòng ngừa bệnh viêm màng não, nhiễm khuẩn máu, viêm mũi họng, viêm Amidan, viêm VA… do phế cầu khuẩn, lợi ích rất nhiều chỉ trong 1 mũi tiêm.

III. Vắc-xin phòng phế cầu mấy tháng tiêm được?

Vắc xin Đối tượng tiêm Lịch tiêm
Vắc xin phế cầu Synflorix (Bỉ) Trẻ từ 6 tuần đến < 7 tháng – Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 6 tuần tuổi

– Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

– Mũi 3: Cách mũi 2, 1 tháng

– Mũi 4: Cách mũi 3, 6-12 tháng

Trẻ từ 7 tháng đến < 12 tháng – Mũi 1: Trẻ từ 7 tháng tuổi

– Mũi 2: Cách mũi 1,1 tháng

– Mũi 3: Cách mũi 2, 6-12 tháng

Trẻ > 12 tháng đến 5 tuổi – Mũi 1: Trẻ từ 12 tháng tuổi

– Mũi 2: Cách mũi 1, 2 tháng

Vắc xin phế cầu Prevenar 13 (Anh) Trẻ từ 2-6 tháng – Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 2-6 tháng

– Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

– Mũi 3: Cách mũi 2, 1 tháng

– Nhắc lại: Lúc trẻ được 11-15 tháng. Cách mũi 3, 2 tháng

Trẻ từ 7-11 tháng – Mũi 1: Tiêm khi trẻ từ 7-11 tháng

– Mũi 2: Cách mũi 1, 1 tháng

– Mũi nhắc lại: Cách mũi 2, 2 tháng, khi trẻ > 1 tuổi.

Trẻ từ 12-23 tháng – Mũi 1: Lần tiêm đầu của bé

– Mũi 2: Cách mũi 1, 2 tháng

Trẻ ≥ 24 tháng; Người lớn Tiêm 01 mũi duy nhất

 

Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!