fbpx

Sốt phát ban có phải là Sởi? Cách phân biệt và phòng bệnh

Sốt phát ban và sởi là hai thể bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng có những biểu hiện ban đầu khá tương đồng. Trong khi sốt phát ban được cho là khá lành tính thì sởi lại có nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Phát hiện, phân biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi giúp ích rất nhiều trong việc theo dõi, chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ, đồng thời làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm khi mắc của bệnh sởi.

1. Nhận biết đúng sởi và sốt phát ban

Nhiều trường hợp phụ huynh không phân biệt được hai bệnh này dẫn đến những sai lầm đáng tiếc khi bé mắc bệnh. Vậy làm thế nào để phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ, chúng ta cùng theo dõi hình dưới nhé.

 

2. Mức độ nguy hiểm của sốt phát ban và sởi ở trẻ

Nguyên nhân và triệu chứng của sốt phát ban và sởi là không giống nhau, vì thế, mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này cũng khác nhau. Và đây cũng là lý do cần phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ để có thể chẩn đoán đúng bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Sốt phát ban

Hầu hết các trường hợp sốt phát ban là lành tính bởi nguyên nhân gây ra bệnh là do các nhóm virus thông thường. Bên cạnh đó, sốt phát ban ít gây biến chứng và không nguy hiểm đến tính mạng. Sau 5 – 7 ngày bị sốt phát ban, trẻ có thể khỏi bệnh nếu được ba mẹ chăm sóc đúng cách, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt.

Sởi

Không giống như sốt phát ban, bé bị sởi có thể gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong do bội nhiễm sởi. Dưới đây là những biến chứng nặng nề của sởi:

  • Tiêu chảy.

  • Suy dinh dưỡng.

  • Viêm tai giữa.

  • Viêm loét miệng.

  • Viêm loét giác mạc.

  • Viêm phổi và phế quản.

  • Viêm thanh quản và khí quản.

  • Viêm não.

  • Tử vong.

3. Cách chăm sóc và phòng bệnh sởi cho bé

Chăm sóc tại nhà

  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng cách ly để tránh lây nhiễm cho bé khác. Đảm bảo phòng kín gió và luôn được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ.

  • Có thể hạ sốt cho bé bằng cách dùng paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng hướng dẫn.

  • Cho bé ăn thức ăn mềm, loãng như cháo, súp, canh,… và chia nhỏ bữa ăn để bảo vệ đường tiêu hóa.

  • Cho bé đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với mọi người.

  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A.

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không áp dụng các bài thuốc dân gian.

Theo dõi tại bệnh viện

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt và các biểu hiện của trẻ. Cần đưa con đến bệnh viện để được điều trị ngay nếu phát hiện:

  • Sốt cao liên tục;
  • Ho nhiều và khó thở;
  • Tiêu chảy mất nước;
  • Ban sởi bay hết nhưng vẫn sốt;
  • Tai, phổi, tiêu hóa, mắt,… có dấu hiệu biến chứng.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi:

– Biện pháp tốt nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh và tiêm nhắc lại đầy đủ. 36care hiện đang triển khai dịch vụ tiêm phòng sởi:

    + Vắc xin MVVAC tác dụng phòng sởi đơn sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi.

    + Vắc xin MMRII (Mỹ) hoặc Priorix (Bỉ) tác dụng phòng 3 bệnh Sởi, quai bị và Rubella ( 3 trong 1) cho trẻ từ 12 tháng tuổi.

– Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, rèn luyện thể chất để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt.

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà ở, môi trường.

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!