Tiêm vắc xin là phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động giúp bảo vệ tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên sau khi tiêm, trẻ có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm như: sốt, đau tại chỗ tiêm,… Vậy bố mẹ nên làm gì để chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đảm bảo an toàn? Hãy theo dõi bài viết dưới đây, để nắm vững những biện pháp cũng như lưu ý đối với trẻ sau khi tiêm phòng.
1. Sau tiêm chủng có thể xảy ra phản ứng gì?
Trong những năm đầu đời, tiêm chủng mặc dù không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật hoàn toàn nhưng được coi là phương pháp tốt giảm thiểu nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm, giảm tỉ lệ tử vong do bệnh tật. Những phản ứng sau tiêm chủng bao gồm
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn).
Phản ứng nặng sau tiêm chủng, có thể bao gồm
-
- Sốc phản vệ (rất hiếm gặp)
- Co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì, hôn mê
- Thở khò khè, khó thở, tím tái
- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
- Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
2. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, bố mẹ nên làm gì?
Vậy chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, bố mẹ nên làm gì để đảm bảo an toàn? Dưới đây là các biện pháp mà bố mẹ nên nắm vững:
a. Theo dõi tại điểm tiêm vắc xin:
Sau khi tiêm, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn theo dõi trẻ tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Nếu không xuất hiện triệu chứng bất thường thì bố mẹ sẽ đưa trẻ về nhà và tiếp tục theo dõi trong vòng 72 giờ. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ về các biểu hiện thường xảy ra đối với mỗi loại vắc xin khi tiêm.
Để hạn chế những triệu chứng nguy hiểm, trước khi tiêm bạn nên đưa sổ tiêm phòng và chủ động khai báo về tình trạng sức khỏe của trẻ. Việc này sẽ giúp bác sĩ nắm được trẻ có bị ốm, loại thuốc được sử dụng hoặc các tiền sử phản ứng quá mẫn với vắc xin. Sau đó bác sĩ sẽ cân nhắc và thận trọng quyết định tiêm hay không.
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: nôn ói, khó thở, quấy khóc hoặc không tỉnh táo,… bố mẹ nên báo nhanh với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
b. Theo dõi tại nhà:
Chăm sóc sau khi tiêm chủng tại nhà, bố mẹ nên theo dõi ít nhất từ 24 – 72 giờ các dấu hiệu về:
-
- Thân nhiệt, sốt cao hay nhẹ.
- Nhịp thở.
- Tình trạng ăn uống, đi ngoài.
- Sưng đau tại chỗ tiêm.
- Toàn thân có nổi phát ban hay không.
c. Trường hợp tiêm vắc-xin, cần đưa trẻ KHÁM LẠI NGAY khi:
-
- Trẻ co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú
- Khó thở, tím tái, nổi mề đay toàn thân, chân tay lạnh, nổi vân tím
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng hạ sốt không đỡ
- Sốt trên 3 ngày
- Vị trí tiêm sưng, cứng, đau và hạn chế vận động, có quầng đỏ kích thước > 2cm.
Đồng thời, bố mẹ nên áp dụng các cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng dưới đây:
-
-
Cho trẻ ăn đủ bữa, đúng tư thế. Hạn chế cho trẻ ăn nằm để tránh bị sặc. Đồng thời, nên cho trẻ uống nước và bú nhiều hơn.
-
Chú ý không để trẻ chạm vào chỗ tiêm, đồng thời không tì đè khi bế hoặc đặt bất cứ thứ gì vào vết tiêm, tránh gây nhiễm trùng.
-
Mặc áo quần thoáng mát, hút mồ hôi nhanh cho trẻ vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
-
Quan sát và theo dõi trẻ thường xuyên, nhất là vào ban đêm.
-
Khi trẻ sốt, bố mẹ nên dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt, đồng thời nới lỏng quần áo, chườm ấm và dùng thuốc hạ sốt, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
-
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bố mẹ đã nắm vững những triệu chứng thường gặp cũng như những phản ứng nguy hiểm khi tiêm vắc xin. Chăm sóc trẻ sau tiêm chủng là việc hết sức quan trọng giúp bố mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm, bố mẹ nên thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho bé yêu.