fbpx

SAU TẾT THỜI ĐIỂM DỊCH BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ BÙNG PHÁT

Sau Tết, thời tiết ẩm nồm là điều kiện cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện là đối tượng rất dễ mắc bệnh. Do đó các bậc cha mẹ cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh cho trẻ.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, rất dễ lây lan thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Đặc biệt với trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin khi cùng sinh hoạt chung ở môi trường như nhà trẻ, trường học,… thủy đậu dễ lây qua việc tiếp xúc với các vật dụng chung như đồ chơi hoặc vật dụng cá nhân.

Trẻ em với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là đối tượng dễ bị tấn công bởi virus thủy đậu. Bên cạnh đó, trẻ còn quá nhỏ để tự bảo vệ mình trước các tác nhân có thể gây bệnh khi tiếp xúc ở môi trường xung quanh, vì vậy trẻ có thể thoải mái chơi chung, ăn, ngủ cùng các bạn điều này vô tình khiến bệnh dễ lây lan hơn.

Bệnh thủy đậu: Triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và lưu ý

2. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu ở trẻ nhỏ có dấu hiệu xuất hiện những mụn nước li ti, màu đỏ và tản phát rải rác trên bề mặt da của trẻ. Thông thường bệnh được chia làm 4 giai đoạn bao gồm:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh khoảng 14-16 ngày và phát triển trong vòng khoảng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với mầm bệnh thủy đậu. Ở giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng, biểu hiện bệnh nên khó để biết bản thân đang mắc bệnh.
  • Giai đoạn khởi phát: Đây là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như sốt nhẹ, chán ăn, uể oải,… Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể có triệu chứng như nổi hạch sau tai, viêm họng. Các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát có thể gần giống với triệu chứng của các bệnh cảm cúm thông thường vì vậy phụ huynh dễ chủ quan, dẫn đến nhầm lẫn trong điều trị dẫn đến bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị bệnh ở giai đoạn sơ khai.
  • Giai đoạn phát bệnh: Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh đã trở nên rõ ràng với sự xuất hiện của những hồng ban sau đó biến thành các mụn nước ngứa, chứa đầy dịch (đầu tiên dịch trong  sau đó hóa đục) và cuối cùng là đóng mày. Ban đầu có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Mụn nước gây khó chịu, nếu để mụn nước vỡ tăng nguy cơ bội nhiễm
  • Giai đoạn hồi phục: Nếu được điều trị đúng cách, trẻ có thể hồi phục sau mắc bệnh trong vòng 7-10 ngày. Các nốt mụn nước sẽ khô và đóng vảy sau đó bong tróc ra.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu có thể giống với các vấn đề về da hoặc tình trạng sức khỏe khác. Vì thế, Bố Mẹ hãy luôn luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời nhé.

3. Thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm

Tuy là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn
  • Viêm phổi
  • Viêm gan
  • Viêm não, mất điều hòa tiểu não
  • Thủy đậu xuất huyết
  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm khớp

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. Tác động đến em bé sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả việc mẹ đang mang thai bao nhiêu tuần.

  • Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 20 tuần đầu, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bao gồm: dị tật ở mắt, các vấn đề về thần kinh ( đầu nhỏ, mù, chậm phát triển, co giật), sẹo da và các chi bị teo nhỏ.
  • Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trong khoảng thời gian từ 20 đến 36 tuần, em bé có nguy cơ mắc bệnh zona khi còn nhỏ.
  • Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh hoặc phát ban trong vòng 5 ngày trước khi cho đến 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh thủy  đậu

Bên cạnh đó với những trường hợp từng mắc thủy đậu, siêu vi này sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời và nhiều năm sau, siêu vi này có thể gây ra một căn bệnh khác có tên là giời leo hay zona, bệnh này gây nổi sảy trên da thành từng vùng có bọc nước. Việc tiếp xúc với mụn nước của người bệnh giời leo có thể khiến người chưa từng bị hoặc chưa tiêm chủng ngừa thủy đậu mắc thủy đậu.

4. Cách phòng ngừa thủy đậu

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần chú ý hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc với người bệnh. Có thói quen rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng các  dụng cụ vệ sinh riêng. Bố mẹ lưu ý để phòng luôn thoáng mát, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng với dung dịch sát khuẩn lành tình. Chú trọng thêm và chế độ dinh dưỡng và vận động để trẻ có một sức khỏe tốt, đề kháng cao.

Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa. Việc tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất đề phòng tránh mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em. Đặc biệt tiết kiệm về chi phí và hạn chế ảnh hưởng lâu dài của bệnh lên sức khỏe của trẻ nếu chẳng may trẻ có biến chứng. Hiện nay vắc xin thủy đậu có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi cho đến người lớn.

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!