fbpx

Phân biệt thủy đậu và tay chân miệng ở trẻ em

Thủy đậu, tay chân miệng là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có triệu chứng dễ gây nhầm lẫn. Cần phân biệt, xác định bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm.

1. Bệnh thủy đậu và tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu đều là các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em với biểu hiện sốt và nổi ban mọng nước ở trên bề mặt da. Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm vi rút đường ruột Enterovirus gây ra, trong đó thường gặp nhất là Enterovirus typ A71 và Coxsackie A16.

Lưu ý rằng cả hai bệnh tay chân miệng và thủy đậu đều là các bệnh lý có khả năng gây ra những biến chứng nặng như: Viêm não, Viêm màng não,.. nguy hiểm hơn nữa có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người suy giảm miễn dịch.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu đều có biểu hiện sốt và phát ban
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu đều có biểu hiện sốt và phát ban

2. Phân biệt tay chân miệng và thủy đậu

Khi mắc bệnh tay chân miệng hay bệnh thủy đậu trẻ đều có các biểu hiện như sốt, nổi bọng mọng nước. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau và được gây ra bởi các tác nhân khác nhau. Hai bệnh lý này được phân biệt chủ yếu dựa trên các đặc điểm về dịch tễ và lâm sàng như sau:

Đặc điểm Tay chân miệng Thủy đậu
Thời điểm bùng dịch Cao điểm vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11. Quanh năm và cao điểm vào mùa đông xuân.
Độ tuổi Hầu hết là dưới 5 tuổi, nhất là từ dưới 3 tuổi. Chủ yếu từ 1 – 14 tuổi, nhất là từ 2 – 8 tuổi.
Đường lây truyền Đường hô hấp, dịch từ bọng nước vỡ ra, đường phân – miệng. Đường hô hấp, dịch từ bọng nước vỡ ra.
Triệu chứng Sốt, nổi ban bọng nước trên da, mệt mỏi, có thể đau họng và tiêu chảy. Sốt, nổi ban bọng nước trên da, mệt mỏi.
Đặc điểm nốt ban dạng phỏng nước Kích thước khoảng 2 – 3 mm, nốt phồng không ngứa, không đau. Ban đỏ có mụn nước hình bầu dục và chủ yếu mọc ở miệng làm loét miệng, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Kích thước lớn hơn ban ở bệnh tay chân miệng, khoảng 5 – 10 mmBan nhiều lứa tuổi mọc xen kẽ nhau trên một vùng da (ban đỏ, nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục, nốt có vảy). Ban ngứa, đau, nhức rất khó chịu.
Vắc xin Hiện nay Việt Nam chưa có vắc xin tay chân miệng. Đã có vắc xin phòng bệnh, gồm: Varilrix (Bỉ), Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn quốc).

3. Biện pháp phòng ngừa tay chân miệng và thủy đậu

Để phòng ngừa bệnh chân tay miệng và thủy đậu, ba mẹ hãy chú ý những biện pháp sau để giúp con có một cuộc sống an toàn và khỏe mạnh.

Biện pháp phòng ngừa chân tay miệng

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng ngừa cho bệnh tay chân miệng ở trẻ. Do đó, việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tay chân miệng trở nên quan trọng, giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bảo vệ sức khỏe an toàn và khỏe mạnh cho trẻ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh, hoặc trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế trẻ. Rửa tay trước và sau khi thay tã hoặc làm vệ sinh cho trẻ.

– Thực hiện tốt việc ăn uống đảm bảo an toàn vệ sinh: ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống được vệ sinh sạch sẽ (có thể tráng nước muối hoặc nước sôi trước khi sử dụng). Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống. Không cho trẻ dùng chung khăn (khăn mặt, khăn tắm…) hoặc những vật dụng khác như cố, bát, đĩa, đồ chơi chưa được khử trùng.

– Vệ sinh thường xuyên các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, bàn, ghế, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc chất chuyên tẩy rửa thông thường.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ ủ bệnh.

– Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải khác của người nhiễm bệnh cần được thu gom và xử lý.

– Bổ sung thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa giúp bé ăn ngon, tăng cường hệ miễn dịch.

Biện pháp phòng ngừa Thủy đậu

– Rất may là tại Việt Nam hiên tại đã có vắc xin phòng bệnh Thủy đậu, đây là phương pháp an toàn, hiệu quả phòng ngừa cao.

Rửa tay, vệ sinh thường xuyên cho trẻ.

Mang khẩu trang khi ra ngoài.

Khử trùng khu vực sống, đặc biệt là các khu vực đang có dịch bệnh thủy đậu lưu hành.

Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu.

Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!
Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!