fbpx

Nên tiêm phế cầu 10 hay phế cầu 13?Loại nào tốt hơn?

Vắc xin phế cầu 10 và 13 khác nhau như thế nào? Nên tiêm loại nào thì tốt hơn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý đe dọa tới tính mạng bệnh nhân như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết hoặc viêm xoang, viêm tai giữa,… 

1. Sự nguy hiểm của phế cầu khuẩn với trẻ nhỏ:

Vi khuẩn phế cầu (Streptococcus pneumoniae) là nguyên nhân gây ra khoảng 500.000 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới mỗi năm. Khi nhiễm phế cầu khuẩn, bệnh nhân có thể phải đối diện với những bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng bao gồm viêm phổinhiễm trùng huyết và viêm màng não. Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn gây ra các bệnh viêm xoangviêm tai giữa,…

Do vậy, chủng ngừa phế cầu khuẩn từ sớm là biện pháp chủ động và tiết kiệm trong việc phòng ngừa hữu hiệu những bệnh lý nguy hiểm kể trên. Có 2 loại vắc-xin phế cầu khuẩn đang được sử dụng để phòng bệnh là Synflorix và Prevenar 13 (còn gọi là vắc-xin phế cầu 13).

Phế cầu “thủ phạm” gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm

2. So sánh vắc xin Synflorix và vắc xin Prevenar 13

Cả 2 loại vắc xin phế cầu 10 hay 13 đều được sản xuất tại Bỉ và có khả năng phòng ngừa một số tuýp huyết thanh của vi khuẩn phế cầu. Tuy nhiên nên tiêm phế cầu 10 hay 13 vẫn là vấn đề mà các cha mẹ quan tâm. Hãy cùng điểm qua một số đặc điểm khác biệt giữa 2 loại vắc xin trước khi lựa chọn tiêm cho trẻ.

a. Vắc xin phế cầu Synflorix:

Chứa 10 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F và 23F. Khi tiêm vào cơ thể, vắc xin Synflorix sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các tuýp phế cầu trên. Sau này, khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, các kháng thể sẵn có sẽ bảo vệ cơ thể, không gây bệnh.

Đối tượng tiêmChỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ em từ 6 tuần – 5 tuổi.

b. Vắc xin phế cầu Prevenar 13:

Chứa 13 tuýp kháng nguyên phổ biến nhất của vi khuẩn phế cầu gồm: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Vắc xin Prevenar 13 kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể chống lại những tuýp phế cầu kể trên, giúp ngăn ngừa các bệnh mà chúng có thể gây ra.

Đối tượng tiêmChỉ định phòng ngừa phế cầu khuẩn cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên, người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch và người cao tuổi.

Như vậy, về cơ bản vắc xin Synflorix và Prevenar 13 đều có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra. Tuy nhiên, hai loại vắc xin này có sự khác nhau ở đối tượng tiêm. Những trẻ đã quá tuổi tiêm vắc xin Synflorix (trên 5 tuổi) có thể tiêm vắc xin Prevenar 13.

Có thể tiêm 2 loại vắc xin Synflorix và Prevenar được không? - Nhà thuốc FPT Long Châu

3. Nên tiêm phế cầu 10 hay 13?Lựa chọn nào tốt hơn?

Các số liệu và dữ liệu khoa học cho thấy, cả vắc xin phế cầu 10 (Synflorix) và 13 (Prevenar) đều có hiệu quả tốt khi phòng ngừa vi khuẩn Phế cầu. Tuy nhiên về độ tuổi sử dụng thì có sự khác biệt như dưới đây:

Vắc xin ngừa Phế cầu 10 (Synflorix) được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi.

Vắc xin phế cầu 13 (Prevenar 13) được dùng cho trẻ từ sau 6 tuần tuổi và người lớn, đặc biệt là người già.

Do đó, việc lựa chọn nên tiêm vắc xin ngừa bệnh do phế cầu 10 hay 13 cân nhắc theo tính sẵn có của vắc xin, độ tuổi tiêm vắc xin, điều kiện kinh tế và nhu cầu của mỗi chúng ta. Chủ động tiêm vắc xin là một cách hiệu quả, đặc hiệu giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm Phế cầu khuẩn nhằm tránh mắc bệnh và các biến chứng do Phế cầu gây ra.

4. Có thể tiêm xen kẽ phế cầu 13 và phế cầu 10 không?

CÓ THỂ. Có thể tiêm xen kẽ vắc xin phế cầu 13 và phế cầu 10 trong trường hợp bất khả kháng như 1 trong 2 loại vắc xin khan hàng hoặc vì một lý do bất kỳ nào đó.

Tuy nhiên, việc tiêm xen kẽ phế cầu 13 và phế cầu 10 không được khuyến khích mà đòi hỏi được chỉ định đúng và có lý do. Tốt nhất vẫn nên bắt đàu bằng vắc xin nào thì kết thúc bằng vắc xin đó. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được tiêm xen kẽ với các phế cầu khác hoặc các vắc xin kết hợp, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và khuyến cáo của bác sĩ.