fbpx

LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ BỊ THỦY ĐẬU TẠI NHÀ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Thủy đậu tuy là một căn bệnh lành tính nhưng bệnh vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị đúng cách và kịp thời. Một số biến chứng do thủy đậu gây ra gồm: Viêm não; Viêm màng não; Nhiễm trùng thứ cấp; Xuất huyết trong; Viêm phổi; Zona thần kinh; Tử vong.

7 bài thuốc nam điều trị thủy đậu

Cách nhận biết trẻ bị thủy đậu

Sau khi trẻ tiếp xúc với virus gây bệnh thủy đậu khoảng 2 tuần, các triệu chứng của bệnh bắt đầu có biểu hiện ra bên ngoài. Lúc này, bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị thủy đậu qua các triệu chứng của bệnh như:

    • Sốt;
    • Mệt mỏi;
    • Quấy khóc bất thường;
    • Mê sản, xuất hiện co giật;
    • Viêm họng;
    • Viêm xuất tiết đường hô hấp trên;
    • Phát ban đỏ trên da và lan rộng khắp cơ thể;
    • Sưng tuyến nước bọt;
    • Buồn nôn, nôn;
    • Xuất hiện nốt thủy đậu.

Khi có những triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và được bác sĩ hướng dẫn điều trị chăm sóc đúng bệnh.

Các bước chăm sóc đúng khi trẻ mắc thủy đậu

Khi trẻ mắc thủy đậu cần chăm sóc đúng để trẻ nhanh khỏi và giúp hạn chế các biến chứng cũng như sẹo trên da ở trẻ. Cụ thể như sau:

– Không cho trẻ đến nơi đông người để tránh lây nhiễm các loại bệnh khác và tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh, vì sức đề kháng của trẻ lúc này rất kém,

– Không sờ, gãi mụn nước, làm vỡ các mụn nước, để tránh để lại sẹo và lây lan sang các vùng da xung quanh. Không nặn hoặc chọc vỡ các mụn nước. Để các mụn nước tự xẹp và bong vảy.

– Không để cho vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nguồn nhiệt.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách sử dụng nước ấm để tắm. Không nên dùng các loại xà phòng có tính tẩy cao. Có thể sử dụng khăn sạch tẩm nước sạch để lau cơ thể. Khi vệ sinh cơ thể cần nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các mụn nước. Sau khi tắm, có thể dùng các thuốc bôi ngoài da để bôi lên mụn tránh nhiễm khuẩn.

– Cho trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo mát mẻ, màu sáng, chăn màn thoáng, tránh mặt vải thô, cứng, đặc biệt là đồ len để hạn chế cọ xát vào các mụn nước. Cắt móng tay ngắn cho trẻ nhỏ để tránh trẻ gãi, gây xước da.

-Uống đủ nước giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, vì cơ thể dễ mất nước bởi sốt và phỏng nước. Không cần kiêng khem gì, vì điều này sẽ khiến trẻ thiếu đi nguồn cung cấp dinh dưỡng.

– Đảm bảo dinh dưỡng tốt, ăn đồ lỏng mát: Canh, cháo, súp, sinh tố… đặc biệt khi trẻ bị mụn nước thủy đậu trong miệng.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ em bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu tuy lành tính và đa số các ca mắc đều được chữa khỏi qua chăm sóc và điều trị tại nhà nhưng bố mẹ cần nắm rõ một số lưu ý khi chăm sóc trẻ nhằm hạn chế xảy ra biến chứng, gây sẹo, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ như:

    • Tránh chà xát, làm tổn thương, vỡ các nốt mụn nước;
    • Không tắm cho trẻ bằng nước lạnh;
    • Không dùng lá cây tắm hay đắp lên mụn nước;
    • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc;
    • Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu.

Trẻ bị thủy đậu kiêng gì?

Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

    • Thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, cá, đậu, chế phẩm giàu đạm từ sữa,…): Khi trẻ bị thủy đậu, bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm vì nó sẽ làm tăng lượng đạm trong cơ thể và gây căng thẳng cho thận.
    • Thực phẩm giàu chất béo (bánh mì, kem, bơ, mỡ động vật,…): Nhóm thực phẩm này gây tăng áp lực cho gan và gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
    • Thực phẩm giàu đường (bánh, kẹo, nước ngọt, nước trái cây chứa nhiều đường,…): Khi trẻ bị thủy đậu ăn các thực phẩm giàu đường, nguy cơ viêm gan và tăng huyết áp ở trẻ tăng cao.
    • Thực phẩm, rau củ cứng, khó tiêu hóa (cà rốt, củ cải, hành tây, quá táo, lê,…): Việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm, rau củ cứng, khó tiêu hóa sẽ gây kích thích và tổn thương ruột.
    • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh: Khi trẻ bị thủy đậu, bố mẹ không nên cho trẻ ăn những món ăn không lành mạnh, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh đồ cay nóng vì chúng gây kích thích đường ruột, và tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa ở trẻ.

Trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì?

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe của trẻ, mẹ nên ưu tiên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu giá trị dinh dưỡng như:

    • Cháo (cháo gà, cháo lươn, cháo cá,…): Đây là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu giá trị dinh dưỡng, không chỉ có tác dụng bổ sung năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho trẻ mà còn cung cấp nước cho cơ thể trẻ.
    • Canh (canh cải ngọt, canh rau đay,…): Tương tự như cháo, các món canh này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Trẻ vừa được bổ sung nước, vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
    • Thịt gà, thịt bò, thịt heo hoặc cá với liều lượng vừa đủ nhằm bổ sung protein và sắt cho trẻ.
    • Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, sữa đặc, phô mai,…) nhằm cung cấp canxi và các dưỡng chất, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó, tăng sức đề kháng và xây dựng thế thống xương chắc khỏe.

Tóm lại, để phòng ngừa bệnh thuỷ đậu cho trẻ, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi đến trường, cha mẹ nên trang bị cho con những kiến thức tự bảo vệ mình như giữ vệ sinh cá nhân tốt tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh thủy đậu đồng thời chủ động đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu sớm. Không những trẻ em mà người lớn nếu chưa bị thủy đậu cũng có thể tiêm chủng để phòng ngừa bệnh lây lan bảo vệ bản thân và gia đình trước mầm bệnh.

Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!