fbpx

Khi trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không?

Rất nhiều trường hợp trẻ đến lịch tiêm chủng nhưng lại có dấu hiệu sốt mọc răng, nhiều phụ huynh lo lắng và đặt ra câu hỏi: Khi trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không? Và làm thế nào để hạ sốt nhanh cho bé? Một vài thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho mẹ.

Có nên tiêm phòng khi bé bị sốt mọc răng? 

Theo quyết định số 2470/QĐ-BYT về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đã được ban hành ngày ban hành ngày 14/6/2019 quy định:

  • Hoãn tiêm chủng nếu trẻ sốt trên 37.5 độ hoặc thân nhiệt nhỏ hơn 35.5 độ khi tiêm chủng ngoài bệnh viện.
  • Hoãn tiêm chủng nếu trẻ sốt trên 38 độ hoặc thân nhiệt nhỏ hơn 35.5 độ khi tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Riêng đối với trẻ sơ sinh, bắt buộc hoãn tiêm chủng nếu thân nhiệt nằm ngoài khoảng 35.5 – 37.5 độ.

Với quy định như trên thì trường hợp trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không còn tùy thuộc vào mức thân nhiệt của bé. Bên cạnh đó, sốt mọc răng có những triệu chứng giống với sốt do các bệnh lý cấp tính gây ra, vì vậy ba mẹ cần chú ý theo dõi và nên cho trẻ khám sàng lọc trước để đảm bảo an toàn sau khi tiêm chủng. Trường hợp bắt buộc hoãn tiêm chủng do sốt mọc răng thì ba mẹ cần theo dõi lịch tiêm chủng bổ sung mũi vắc xin còn thiếu sớm nhất có thể.

Ngoài ra, đối với một số mũi vắc xin như phòng dại, uốn ván sau khi bị súc vật cắn thì trẻ đang mọc răng vẫn nên tiêm phòng vắc-xin hoặc huyết thanh kháng dại. Cùng với đó cần kết hợp điều trị hạ sốt và sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn cách giúp bé hạ sốt nhanh khi mọc răng

Tiêm chủng đúng lịch sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ bé tốt nhất. Nếu không may bé bị sốt mọc răng đúng lịch tiêm chủng, mẹ cũng đừng lo lắng quá. Hãy thử áp dụng một số cách đơn giản dưới đây để bé hạ sốt nhanh hơn.

  • Vệ sinh răng miệng cho bé: Bé sốt là do quá trình nướu bị sưng viêm khi răng nhú lên. Vì vậy mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày, giúp làm sạch, giảm viêm, sưng. Mẹ có thể sử dụng một số mẹo dân gian như dùng lá hẹ, rau ngót để rơ nướu cho bé.
  • Chườm ấm cho bé: Chườm ấm cho trẻ trong trường hợp bé sốt nhẹ, nhiệt độ dưới 38.5 độ C. Mẹ sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm (khoảng 35-38 độ C) và lau toàn thân cho bé.
  • Dùng thuốc hạ sốt: Việc dùng thuốc Tây mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi sử dụng ba mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con nhé.

Một số lưu ý trước khi cho bé bị sốt mọc răng đi tiêm phòng

Bé sốt mọc răng nhưng đến lịch tiêm chủng, mẹ nhớ lưu ý những điều sau để con có thể tham gia đầy đủ các mũi tiêm phòng, theo lịch và khuyến cáo của Bộ Y Tế.
  • Theo dõi các biểu hiện của con để phân biệt là sốt do mọc răng hay các tác nhân, bệnh lý khác. Trường hợp sốt do bệnh lý cần hết sức lưu ý theo dõi và điều trị dứt điểm trước khi tiêm phòng.
  • Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho bé, khi thấy trẻ sốt cao trên 38 độ cần để thân nhiệt trẻ ổn định 2 – 3 ngày trước khi tiêm.
  • Thông báo với bác sĩ tình hình của trẻ, lịch sử dùng các loại thuốc để bác sĩ nắm được tình trạng và đưa ra chỉ định phù hợp.
  • Không nên cho con uống thuốc hạ sốt trước khi tiêm phòng 6 tiếng, tác dụng của thuốc có thể khiến bác sĩ chẩn đoán sai tình hình khi khám sàng lọc.
  • Trong thời kỳ trẻ mọc răng, ba mẹ nên đưa bé đến nha khoa để kiểm tra tình trạng mọc răng đồng thời sớm phát hiện những vấn đề lệch lạc và có phương án điều chỉnh kịp thời.
  • Khi trẻ bị sốt ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung các loại điện giải dành riêng cho trẻ em.

 

Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!
Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!