fbpx

Bé uống vắc xin Rotavirus bị nôn trớ, có cần uống lại không?

Virus Rota là gì?

Virus Rota là một trong những tác nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh dưới 5 tuổi. Khi mắc bệnh, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như: Tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng,…

Một số điều cần lưu khi trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus

Virus Rota rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc qua tiếp xúc với tay hoặc vật thể nhiễm virus. Đặc biệt, loại virus này không thể tiêu diệt chỉ bằng phương pháp vệ sinh thông thường.

Sau khi đi vào cơ thể, virus sẽ ủ bệnh trong 2 – 3 ngày. Lúc này, bệnh nhi sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn mửa. Bệnh tiến triển rất nhanh và có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Nên cho trẻ uống vắc xin ngừa Rotavirus trong giai đoạn nào?

Hầu hết các loại vắc xin Rota trên thị trường hiện nay đều được chia thành 2 – 3 liều. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm thích hợp nhất mà cha mẹ nên cho trẻ sử dụng loại vắc xin này là khi trẻ được 6 tuần tuổi. Với liều thứ 2 và 3, phụ huynh cần cho con uống cách liều thứ 1 ít nhất 2 tháng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng trẻ cần hoàn thành liệu trình vắc xin Rota trước khi đạt 6 tháng tuổi. Đây chính là khoảng thời gian mà vắc xin phát huy được tối đa tác dụng phòng ngừa sự xâm nhập của virus Rota.

Trẻ bị nôn sau uống Rota có sao không? có cần uống lại không

Phản ứng nôn trớ sau khi trẻ uống vắc xin Rota là một phản ứng phụ thông thường và không nguy hiểm. Sau khi uống vắc xin, trẻ có thể trải qua các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng, và nôn trớ cũng có thể xuất hiện trong một số trường hợp.

Tuy nhiên, những phản ứng này thường không kéo dài và ít khi kéo dài cả tháng. Nếu trẻ trải qua nôn trớ nhiều lần và ảnh hưởng đến cân nặng hoặc sức khỏe tổng thể, việc đưa trẻ đi bác sĩ là quan trọng để loại trừ các nguyên nhân khác.

Để giảm nguy cơ nôn trớ, các biện pháp như vỗ ợ hơi cho trẻ, không cho trẻ bú hết sữa trong một lần, và thực hiện mát-xa bụng có thể hữu ích. Nếu chướng bụng là nguyên nhân, bác sĩ có thể đề xuất thêm các biện pháp điều trị như Biogaia, men tiêu hóa, hoặc thuốc chống đầy hơi.

Trong trường hợp nếu trẻ uống vắc xin Rota bị nôn trớ thì không cần uống lại, vì vắc xin này có độ bám dính cao vào niêm mạc đường tiêu hóa sau khi uống và các tế bào làm nhiệm vụ “bắt giữ” kháng nguyên có trong vaccine đã kịp xử lý kháng nguyên để kích hoạt những phản ứng miễn dịch sau đó. Do vậy, nếu bị nôn trớ sau khi đã hoàn tất việc uống vắc xin, bé chỉ cần uống liều tiếp theo.

Trong từng trường hợp cụ thể, phụ huynh hoặc người đưa trẻ đi tiêm có thể trao đổi với nhân viên y tế để xem việc uống vắc xin đó đã đủ đáp ứng liều lượng theo quy định hay chưa.

Đối tượng nào không nên uống vắc xin Rota?

Cũng giống như những loại vắc xin khác, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám kỹ càng trước khi uống vắc xin Rota. Một số đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng loại vắc xin này để tránh những tác động xấu đến sức khỏe là:

  • Trẻ bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của vắc xin.
  • Trẻ gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi uống liều vắc xin Rota đầu tiên.
  • Trẻ đang sốt cao hoặc mắc phải các bệnh lý cấp tính.
  • Trẻ đang bị tiêu chảy và nôn mửa.
  • Trẻ có tiền sử bị lồng ruột, bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa hoặc bị suy giảm miễn dịch nặng.

Theo thống kê trên thế giới, cứ mỗi năm có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy, trong đó Rotavirus chiếm khoảng 40% nguyên nhân gây tiêu chảy nhập viện ở cả quốc gia phát triển và đang phát triển. Việt Nam là nước ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo an toàn, thuận lợi cho virus Rota phát triển. Kết quả giám sát Rotavirus ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu ở châu Á năm 2017 cho thấy tỷ lệ Rotavirus trong mẫu phân trẻ em Việt Nam chiếm gần 1/2 các nguyên nhân gây tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra. Vì thế, bé từng bị tiêu chảy vẫn cần uống vaccine Rotavirus. Tuy nhiên, trong lúc bé đang bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa thì không nên sử dụng vaccine, mà nên đợi bé hết bệnh rồi hãy cho bé uống sớm nhất có thể.

Hiện nay, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng 36care đang có đầy đủ các loại vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus hiệu quả gồm: Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin (Việt nam), với lịch chủng ngừa khác nhau tùy từng loại. Hãy liên hệ với 36care để được hỗ trợ tư vấn và tiêm chủng đầy đủ cho con nhé.

Mọi thắc mắc về vắc xin bạn có thể trực tiếp inbox để được 36care giải đáp vào hộp thư tại đây!

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!