fbpx

Triệu chứng trẻ bị lên sởi, cách phòng lây nhiễm và điều trị

1. Bệnh sởi là gì

• Là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, do vi rút sởi gây nên
• Thường xảy ra vào mùa đông xuân
• Biến chứng: Viêm phổi, tiêu chảy, viêm giác mạc, viêm não,…
• Thời kỳ lây truyền: 4 ngày trước phát ban đến 4 ngày sau phát ban, lây truyền mạnh nhất ở thời điểm bắt đầu phát ban.

sởi

2. Dấu hiệu nhận biết

• Sốt cao
• Viêm long đường hô hấp trên
• Dấu hiệu đặc trưng: Hạt Koplik (hạt nhỏ màu trắng có quầng ban đỏ trên niêm mạc miệng)
• Thứ tự phát ban: Sau khi sốt cao 3-4 ngày bệnh nhân bắt đầu phát ban, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần và ban bay theo thứ tự giống khi phát ban

3. Nguyên tắc điều trị

• Cách ly
• Điều trị hỗ trợ: Điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, giữ vệ sinh da, mắt, miệng họng
• Điều trị triệu chứng
Ø Hạ sốt
Ø Bù nước và điện giải (ở đối tượng sốt cao, nôn nhiều có nguy cơ mất nước và điện giải)
Ø Bổ sung vitamin A (Trẻ 6-12 tháng tuổi: 100 đơn vị liều duy nhất, > 1 tuổi: 200 đơn vị liều duy nhất) nếu có biểu hiện ở mắt (khô mắt, đỏ mắt,…)
• Do là bệnh truyền nhiễm, khả năng lây lan thành dịch cao nên khuyến cáo đi khám ngay khi có biểu hiện nghi ngờ: sốt cao liên tục, phát ban,….

4. Phòng bệnh

• Phòng bệnh sởi chủ động bằng cách tiêm vắc-xin là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất
Liều tiêm:
Mũi 1: Tiêm vắc-xin sởi lúc 9 tháng tuổi
Mũi 2: Tiêm vắc-xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị – rubella lúc trên 12 tháng tuổi
Mũi 3: Tiêm nhắc lại mũi vắc-xin phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị – rubella sau 3 năm

Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!