fbpx

Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không?

Tiêm phòng viêm gan B là cần thiết để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh cho bé muộn hoặc không tiêm do quên lịch hoặc một số lý do khác. Vậy, tiêm phòng viêm gan B có sao không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vắc-xin viêm gan B?

Viêm gan B là bệnh lây nhiễm do virus HBV gây ra tình trạng viêm tế bào gan cấp hoặc mãn tính. Người mắc viêm gan B có thể biến chứng xơ gan, ung thư gan. Đáng chú ý, viêm gan B rất dễ lây lan qua đường mẹ sang con, quan hệ tình dục, đường máu…

Viêm gan B – nguyên nhân dẫn đến 80% trường hợp ung thư gan. Nhưng có một thông tin còn khiến nhiều người giật mình hơn thế nữa, Việt Nam chính là một trong những nước có tỷ lệ người mắc viêm gan B cao trên thế giới, đặc biệt tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm virus này chiếm tới khoảng 16%, ở trẻ nhỏ là khoảng 2 – 6%.

Trong khi đó, con đường lây truyền virus viêm gan B lại tương đối dễ dàng:

    • Từ mẹ sang con: Chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 của thai kỳ đến ngày thứ 7 sau sinh. Trong thời kỳ này, virus có thể truyền qua cơ thể mẹ sang thai nhi, gây nguy cơ lây bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh.
    • Lây truyền viêm gan B từ trẻ này qua trẻ khác: Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều nơi như nhà, bệnh viện, lớp học và các môi trường giao tiếp khác. Trẻ em có thể bị nhiễm virus thông qua sự tiếp xúc với các vết thương, trầy xước trên da, hoặc dịch tiết và niêm mạc có chảy máu của những trẻ khác bị nhiễm viêm gan B.
    • Lây truyền qua truyền máu hoặc tiêm chích: Mặc dù không phổ biến nhưng vẫn tồn tại nguy cơ lây truyền virus viêm gan B qua truyền máu hoặc tiêm chích, đặc biệt là khi sử dụng chung các vật dụng không được vệ sinh đảm bảo.
    • Virus viêm gan B lây qua đường quan hệ tình dục: Nếu có quan hệ tình dục không an toàn và nam giới hoặc nữ giới có trầy xước hoặc tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết khác của cơ thể, cũng có nguy cơ lây truyền virus viêm gan B.

Hiện nay, bệnh viêm gan B vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng lại có thể phòng ngừa được bằng tiêm chủng càng sớm càng tốt, ngay từ khi trẻ mới chào đời. Cùng với những lý do bên trên thì việc tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh là cần thiết và hiệu quả nhất giúp hạn chế những hậu quả nặng nề do viêm gan B.

2. Tại sao trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh?

Trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B là điều cần thiết nhưng vì sao phải tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay trong 24 giờ đầu sau sinh? Đó hẳn là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Bởi suy nghĩ, trẻ vừa chào đời, với một cơ thể non nớt như thế thì ngoài bị đau, vắc xin liệu có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tâm lý này là hết sức bình thường.

Tuy nhiên, các cha mẹ cần hiểu rằng, trẻ sơ sinh cần được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh chính là khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Không chỉ có ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đều thực hiện như vậy. Điều này được lý giải như sau:

– Virus viêm gan B được khẳng định là có thể lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ bị nhiễm virus trước đó hoặc trong quá trình mang thai. Và việc tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ ngăn ngừa được nguy cơ đó. Nguy hiểm hơn là trẻ sơ sinh bị viêm gan B dễ bị chuyển biến sang tình trạng mạn tính như: xơ gan, ung thư gan,… (tỷ lệ chuyển mạn tính  tới 90%), thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng.

– Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt, hiệu quả phòng bệnh càng cao. Nếu tiêm vắc xin sau 24 giờ đầu sau sinh thì khả năng miễn dịch của trẻ với virus viêm gan B đạt khoảng 90%. Đồng nghĩa với việc tiêm muộn hơn thì mức độ miễn dịch giảm.

– Tiêm phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh cũng giúp bảo vệ trẻ tối đa khỏi nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ và môi trường xung quanh nữa.

3. Trẻ không được tiêm mũi viêm gan B sơ sinh có sao không? Nên tiêm bổ sung khi nào?

Như đã nói ở trên, trong tất cả các con đường lây truyền viêm gan B thì lây truyền từ mẹ sang con chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đó có nghĩa là nếu trẻ không được tiêm phòng viêm gan B, nhất là tiêm vào 24 giờ đầu sau sinh sẽ phải đối mặt với nguy cơ:

– Bị lây nhiễm viêm gan B nếu mẹ đang mắc viêm gan B.

– Nếu người mẹ không bị viêm gan B nhưng trẻ không được tiêm viêm gan B cũng dễ bị lây nhiễm từ bạn bè, người thân quen,… trong quá trình sinh hoạt, vận động. Do trẻ nghịch ngợm dễ bị chấn thương, xây xát chân tay rồi vô tình tiếp xúc với máu, dịch của người bị nhiễm viêm gan B.

– Khi trẻ bị lây viêm gan B sẽ kèm theo nguy cơ chuyển sang bệnh mạn tính, bị xơ gan, ung thư gan ở giai đoạn trưởng thành, thậm chí cơ tử vong nếu không được thăm khám, dùng thuốc định kỳ.

Mặc dù vắc xin viêm gan B được khẳng định tiêm càng sớm hiệu quả càng cao, tốt nhất là trẻ nên được tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh. Tuy nhiên, nếu vì lý do sức khỏe hoặc điều kiện riêng mà trẻ phải trì hoãn tiêm thì nên tiêm bổ sung trong 7 ngày sau sinh. Bởi sau đó việc tiêm phòng sẽ không còn tác dụng.

Đối với các trường hợp trẻ chưa được tiêm trong 7 ngày sau sinh thì không cần tiêm vắc xin viêm gan B đơn giá nữa. Trẻ sẽ chờ đến khi 2 tháng tuổi để tiêm vắc xin 6 trong 1, loại vắc xin này giúp phòng 6 bệnh: uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm gan B, bại liệt, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Haemophilus Influenzae type b (Hib). Trẻ sẽ tiêm 3 mũi 6 trong 1, mỗi mũi cách nhau 1 tháng, và nhắc lại 1 mũi ở khoảng 16-18 tháng.

Mọi thắc mắc về vắc xin bạn có thể trực tiếp inbox để được 36care giải đáp vào hộp thư tại đây!

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!