fbpx

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm được không?

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm được không?

  • Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi tiêm phòng đó chính là khi trẻ đang có sức khỏe ổn định và theo lịch trình được khuyến cáo cho mỗi loại vắc xin. Tuy nhiên, sẽ có những lúc trẻ bị ốm hoặc đang phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
  • Lúc này, các bậc phụ huynh đang rất băn khoăn không có liệu có nên cho trẻ tiêm phòng không? Và sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 1. Trẻ đang uống kháng sinh có nên tiêm phòng?

Trẻ đang uống kháng sinh thì tiêm được không?
  • Trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm chủng rất thường gặp các triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy.
  • Nếu trong trường hợp trẻ bị sốt, tiêu chảy và đang dùng thuốc kháng sinh, các bác sĩ khám sàng lọc sẽ chỉ định hoãn tiêm, chờ đến khi trẻ hồi phục sức khỏe mới tiến hành tiêm cho bé.
  • Nếu trẻ mọc răng nhưng không sốt, trẻ vẫn có thể tiêm bình thường. Trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi, bác sĩ sẽ thăm khám sau đó sẽ chỉ định tiêm hay hoãn tiêm tùy trường hợp cụ thể.

2. Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm?

Thực tế sẽ không có câu trả lời nào là hoàn toàn chính xác cho câu hỏi uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng. Đáp án cụ thể còn tùy thuộc vào mục đích của việc sử dụng kháng sinh cho trẻ sẽ có khoảng thời gian sau uống kháng sinh cần thiết để được tiêm phòng khác nhau.

Thông thường bố mẹ có thể đợi con sau khi kết thúc đợt thuốc khoảng 3-5 hôm, sức khỏe con đã ổn định, ăn ngủ tốt có thể cân nhắc cho con đi tiêm. Bởi những triệu chứng của bệnh và những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với các tác dụng phụ của vắc xin khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên khi đến tiêm phòng cho trẻ, hãy thông báo cho nhân viên y tế để họ có thể tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng cho trẻ. Và tùy vào tình trạng sức khỏe của con bác sĩ sẽ có chỉ định được phép tiêm hay hoãn tiêm chủng cho con bố mẹ nhé!

3. Các chống chỉ định tiêm chủng ở trẻ.

3.1 Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin
  • Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái.

3.2 Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:

  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính
  • Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C
  • Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày
  • Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê
  • Trẻ nặng dưới 2000g
  • Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin.

Để tham khảo giá của các loại vắc xin  tại 36care. Hãy bấm vào đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư của 36care để được hỗ trợ tư vấn tại đây!