fbpx

TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM THỦY ĐẬU-ĐÓN TẾT KHỎE ĐẸP

Tết Nguyên đán trùng với thời điểm tăng cao bệnh thủy đậu. Giao lưu đi lại nhiều càng khiến người lớn, trẻ nhỏ dễ mắc thủy đậu, biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, rất dễ lây lan thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Đặc biệt với trẻ em chưa được tiêm phòng vắc xin khi cùng sinh hoạt chung ở môi trường như nhà trẻ, trường học,… thủy đậu dễ lây qua việc tiếp xúc với các vật dụng chung như đồ chơi hoặc vật dụng cá nhân.

Các chuyên gia bệnh truyền nhiễm cảnh báo, mùa đông – xuân và nhất là Tết Nguyên đán là thời điểm bùng phát của virus thủy đậu tại Việt Nam. Bệnh bắt đầu tăng cao từ tháng 12 kéo dài đến tháng 4 năm sau.

Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán bệnh Thủy đậu

2. Thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm

Tuy là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn
  • Viêm phổi
  • Viêm gan
  • Viêm não, mất điều hòa tiểu não
  • Thủy đậu xuất huyết
  • Nhiễm trùng máu
  • Viêm khớp

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu thai nhi cũng có thể bị ảnh hưởng. Tác động đến em bé sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả việc mẹ đang mang thai bao nhiêu tuần.

  • Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong 20 tuần đầu, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thủy đậu bẩm sinh, bao gồm: dị tật ở mắt, các vấn đề về thần kinh ( đầu nhỏ, mù, chậm phát triển, co giật), sẹo da và các chi bị teo nhỏ.
  • Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trong khoảng thời gian từ 20 đến 36 tuần, em bé có nguy cơ mắc bệnh zona khi còn nhỏ.
  • Nếu người mẹ bị nhiễm bệnh hoặc phát ban trong vòng 5 ngày trước khi cho đến 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh thủy  đậu

Bên cạnh đó với những trường hợp từng mắc thủy đậu, siêu vi này sẽ tồn tại trong cơ thể suốt đời và nhiều năm sau, siêu vi này có thể gây ra một căn bệnh khác có tên là giời leo hay zona, bệnh này gây nổi sảy trên da thành từng vùng có bọc nước. Việc tiếp xúc với mụn nước của người bệnh giời leo có thể khiến người chưa từng bị hoặc chưa tiêm chủng ngừa thủy đậu mắc thủy đậu.

3. Cách phòng ngừa thủy đậu

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần chú ý hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc với người bệnh. Có thói quen rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sử dụng các  dụng cụ vệ sinh riêng. Bố mẹ lưu ý để phòng luôn thoáng mát, vệ sinh nhà cửa và các vật dụng với dung dịch sát khuẩn lành tình. Chú trọng thêm và chế độ dinh dưỡng và vận động để trẻ có một sức khỏe tốt, đề kháng cao.

Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa. Việc tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất đề phòng tránh mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em. Đặc biệt tiết kiệm về chi phí và hạn chế ảnh hưởng lâu dài của bệnh lên sức khỏe của trẻ nếu chẳng may trẻ có biến chứng. Hiện nay vắc xin thủy đậu có thể tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi cho đến người lớn.

4. Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi và lịch tiêm cụ thể:

Varivax (Mỹ) Varilrix (Bỉ)
  • Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: 2 mũi
    • Mũi 1: là mũi tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
    • Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng

Vắc xin Varivax (Mỹ) phòng bệnh Thủy Đậu

  • Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi: 2 mũi
    • Mũi 1: là mũi tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
    • Mũi 2: 3 tháng sau mũi 1
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng

Vắc xin VARILRIX (Bỉ) phòng bệnh Thủy Đậu sớm và hiệu quả

 

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!