Virus cúm hàng năm vẫn phát triển biến thể nên mũi tiêm phòng năm ngoái không thể bảo vệ cơ thể trước chủng virus mới của năm nay. Đây cũng chính là lý do vắc xin phòng cúm sẽ được phát hành hàng năm để bắt kịp với sự phát triển của virus cúm. Nhắc cúm định kỳ mỗi năm là cách giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các loại virus trong vắc xin được tiêm.
1. Cúm là bệnh gì?
Cúm là bệnh nhiễm virus cấp đường hô hấp gây ra các biểu hiện như đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau họng, sổ mũi, ho,… Đôi khi có thể kèm theo triệu chứng ở đường tiêu hóa như: tiêu chảy, buồn nôn,… nhưng thường ở mức nhẹ và sẽ khỏi sau 2 – 7 ngày.
Người mắc các bệnh lý mạn tính về thận, phổi, tim, bị suy giảm miễn dịch, trẻ em, người cao tuổi,… khi bị cúm có nguy cơ diễn tiến nặng gây viêm phế quản, viêm tai, viêm phổi, thậm chí có thể tử vong.
2. Vai trò của vắc xin phòng cúm đối với phòng ngừa cúm
Vắc xin phòng cúm là giải pháp phòng ngừa hiệu quả đối với bệnh lý này. Khi đi vào cơ thể, khoảng 2 tuần sau, vắc xin sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus cúm. Hiệu quả bảo vệ đạt được phụ thuộc vào độ tuổi tiêm phòng và đáp ứng miễn dịch của mỗi cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các loại vắc xin cúm có thể đạt hiệu quả bảo vệ tới 90%.
Virus cúm hàng năm vẫn phát triển biến thể nên mũi tiêm phòng năm ngoái không thể bảo vệ cơ thể trước chủng virus mới của năm nay. Đây cũng chính là lý do vắc xin phòng cúm sẽ được phát hành hàng năm để bắt kịp với sự phát triển của virus cúm. Thực hiện tiêm phòng cúm định kỳ mỗi năm là cách giúp hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các loại virus trong vắc xin được tiêm.
3. Nên tiêm vắc xin phòng cúm vào thời điểm nào? có thể nhắc sớm hơn 12 tháng không?
Cúm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng đỉnh dịch cúm mùa thường vào đông và xuân nên mốc được xem là phù hợp để tiêm phòng cúm nhất vào 2 tuần – 1 tháng trước khi mùa cao điểm bắt đầu. Tiêm phòng quá sớm có thể bị giảm khả năng phòng bệnh, nhất là đối với người cao tuổi. Dựa trên thực tế này thì tiêm phòng cúm tốt nhất nên vào giữa tháng 9 trở đi.
Theo thông tin kê toa của vắc-xin cúm, thời gian duy trì miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin có thể thay đổi nhưng thường có thể tồn tại từ 6 – 12 tháng. Do đó, bạn nên tiêm ngừa cúm ngay khi có vắc-xin mới được lưu hành vào năm mới để cơ thể được bảo vệ từ sớm, mà không cần phải đợi tròn 12 tháng từ mũi tiêm cúm trước rồi mới tiêm mũi tiếp theo.
4. Ai nên tiêm phòng cúm?
Tiêm phòng cúm được khuyến cáo nên ưu tiên tiêm cho các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao và dễ gặp biến chứng như:
– Mọi trẻ em trong độ tuổi 6 – 24 tháng.
– Người từ 65 tuổi trở đi.
– Người mắc các bệnh lý mạn tính, bệnh chuyển hóa, hệ miễn dịch suy giảm.
– Phụ nữ đang mang thai vào mùa của bệnh cúm hoặc phụ nữ chuẩn bị mang thai.
– Người đã có tiếp xúc thân mật với người bị mắc cúm.
Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!
Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!