fbpx

Sốt cao co giật và những điều các mẹ cần biết để phòng cho trẻ

1. Những điều cần biết về co giật do sốt

Sốt là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý ác tính…

Phân loại sốt:

Khi nhiệt độ cơ thể trẻ trên 37.5C được xác định là sốt.

Nhiệt độ từ 37.50C – 380C là sốt nhẹ; Nhiệt độ từ 380 C – 390C là sốt vừa;

Nhiệt độ từ 390C – 400C là sốt cao; Nhiệt độ > 40 0C là sốt rất cao.

Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc nhịp điệu và từng hồi, biểu hiện bằng những cơn co cứng hoặc những cơn co giật hay co cứng- co giật do sốt hoặc do các nguyên nhân khác.

do-than-nhiet-cho-be-sot

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến trẻ sốt co giật rất nhiều, trong đó có thể do tình trạng nhiễm trùng: do virus, do vi khuẩn hoặc là tình trạng sau tiêm chủng vắc xin cũng có thể khiến trẻ bị sốt co giật.

Co giật ở trẻ thường hay có yếu tố tiền sử gia đình.

Có thể tiền căn trong gia đình đã có những người bị co giật khi sốt như vậy lúc nhỏ như bố, mẹ, anh, chị…

Biểu hiện là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở trẻ, nhiệt độ xuất hiện co giật là từ 40 độ C trở lên.

Nếu đến 41 độ C, hầu hết 100% trẻ sẽ bị co giật.

Nhiệt độ cao trên 39 0 C Mất hay giảm ý thức và sùi bọt mép Tay và chân gồng cứng, sau đó bắt đầu co giật Hai mắt nhìn ngước.

3 Các thể co giật

Có 2 dạng sốt co giật: Co giật do sốt đơn thuần:

Cơn giật toàn thể; Cơn giật kéo dài dưới 15 phút; chỉ có 1 cơn giật trong 24 giờ.

Cơn co giật điển hình là cơn toàn thể, kiểu tăng trương lực và co cứng cơ.

Thời gian co giật 15 phút. Trẻ không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn.

Co giật do sốt phức hợp: Cơn giật cục bộ; Cơn giật kéo dài trên 15 phút; có ≥ 2 cơn giật trong 24 giờ.Khoảng 1/3 trẻ co giật do sốt là co giật phức tạp.

4 Biến chứng

4.1. Nguy cơ tái phát và động kinh sau này

Tỷ lệ tái phát chung của cơn co giật là khoảng 35%.

Nguy cơ tái phát cao hơn nếu trẻ xuất hiện cơn giật đầu tiên < 1 tuổi hoặc có người thân trong gia đình có co giật

Các bệnh lý co giật khi có ≥ 1 cơn co giật đơn thuần là khoảng 2 đến 5% – cao hơn so với nguy cơ cơ bản của động kinh (khoảng 2%).

Nguy cơ tăng ở những trẻ có thêm các yếu tố (như cơn co giật phức hợp, tiền sử gia đình bị co giật, chậm phát triển);

4.2. Di chứng thần kinh

Co giật do sốt đơn thuần không gây bất thường về thần kinh.

Tuy nhiên, ở một số trẻ bị rối loạn thần kinh không được phát hiện, cơn co giật có thể là biểu hiện đầu tiên; dấu hiệu của rối loạn có thể được xác định hồi cứu hoặc không xuất hiện cho đến sau này.

Trong cả hai trường hợp, cơn co giật không được coi là nguyên nhân.

Trạng thái động kinh do sốt kéo dài có thể liên quan đến tổn thương các phần dễ bị tổn thương của não như hồi hải mã.

5. Cách phòng tránh

Sốt co giật ở trẻ em rất dễ tái phát.

Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý sẽ phòng tránh được các cơn co giật xảy ra ở trẻ.

Dưới đây là một số cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt.

– Đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ bị sốt để biết nguyên nhân và cách phòng tránh các cơn co giật;

– Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc các chất điện giải bù nước

– Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng, không ủ ấm trẻ;

– Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng nhiệt kế;

– Lau người liên tục cho trẻ bằng nước ấm để hạ thân nhiệt của trẻ

– Khi trẻ bị co giật cao thì cha mẹ phải hết sức bình tĩnh để chăm sóc trẻ đúng cách và sau khi hết cơn co giật phải đưa trẻ đến trung tâm y tế để khám và điều trị sớm.

Sốt có thể là những dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm. Bởi vậy, bạn nên đưa bé đến trung tâm y tế để được các bác sĩ khám và chẩn đoán sớm

Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!