fbpx

Sau uống kháng sinh bao lâu thì bé có thể tiêm phòng?

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi tiêm phòng đó chính là khi trẻ đang có sức khỏe ổn định và theo lịch trình được khuyến cáo cho mỗi loại vắc xin. Tuy nhiên, sẽ có những lúc trẻ bị ốm hoặc đang phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Lúc này, các bậc phụ huynh đang rất băn khoăn không có liệu có nên cho trẻ tiêm phòng không? Và sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

I. Uống kháng sinh có tiêm phòng được không?Kháng sinh có làm giảm tác dụng của vắc xin không?

Các bậc phụ huynh có thể yên tâm rằng, việc chủng ngừa khi trẻ đang dùng thuốc kháng sinh không nguy hiểm. Vắc xin vẫn sẽ làm nhiệm vụ của vắc xin và thuốc kháng sinh cũng vậy.

Hầu như các loại thuốc kháng sinh không can thiệp vào thành phần và hiệu quả vắc xin nên trẻ vẫn có thể tiêm phòng được. Nhưng nếu trẻ đang trong thời gian uống thuốc kháng sinh mà tiêm vắc xin thì bác sĩ sẽ khó nhận ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng (sốt, tiêu chảy nhẹ,…) sau khi tiêm là do thuốc hay là do vắc xin.

Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Điều quan trọng cần chú ý là, mặc dù đáp án cho vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không là “được”, nhưng nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh mà vẫn tiêm vắc xin, thì có thể gây ra nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của vắc xin và triệu chứng của bệnh vừa hoặc nặng.

Những triệu chứng của bệnh cảm cúm, ho… do nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ, cần phải uống thuốc kháng sinh để điều trị, bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh… giống hệt với những phản ứng sau tiêm phòng. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ bị bệnh vừa hoặc nặng phải uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp thông tin dưới đây.

Hướng dẫn Cách cho trẻ uống thuốc có hiệu quả

II. Vậy sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng?

Thực tế sẽ không có câu trả lời nào là hoàn toàn chính xác cho câu hỏi uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng. Đáp án cụ thể còn tùy thuộc vào mục đích của việc sử dụng kháng sinh cho trẻ sẽ có khoảng thời gian sau uống kháng sinh cần thiết để được tiêm phòng khác nhau.

Thông thường bố mẹ có thể đợi con sau khi kết thúc đợt thuốc khoảng 3-5 hôm, sức khỏe con đã ổn định, ăn ngủ tốt có thể cân nhắc cho con đi tiêm. Bởi những triệu chứng của bệnh và những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với các tác dụng phụ của vắc xin khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên khi đến tiêm phòng cho trẻ, hãy thông báo cho nhân viên y tế để họ có thể tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng cho trẻ. Và tùy vào tình trạng sức khỏe của con bác sĩ sẽ có chỉ định được phép tiêm hay hoãn tiêm chủng cho con bố mẹ nhé!

III. Một số vấn đề cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sau uống kháng sinh

Sau khi tiêm phòng, đặc biệt là đối với trẻ sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng, cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

    • Sau khi tiêm xong, nên ngồi lại khoảng 15 – 30 phút để theo dõi xem trẻ có bị dị ứng với thuốc không.
    • Khi về nhà, mẹ nên theo dõi xem trẻ có bị sốt không, những biểu hiện trên da, cử chỉ, có quấy khóc và bú mẹ bình thường không.
    • Sau khi tiêm xong, mẹ nên chườm mát ở vị trí tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
    • Nếu thấy trẻ có những biểu hiện bất thường sau tiêm, phụ huynh có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.
    • Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì cơn sốt sẽ hạ ngay chỉ sau một tới hai ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng và nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và có biện pháp xử lý sớm.
    • Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: Trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm… Khi đó, mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời.

Hãy liên hệ với bác sĩ để biết khi nào trẻ nên được tiêm phòng, khi nào thì không nên.

Để tham khảo giá của các loại vắc xin  tại 36care. Hãy bấm vào đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư của 36care để được hỗ trợ tư vấn tại đây!