Cúm A là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở đường hô hấp, chúng có khả năng tấn công vào các tế bào phổi, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả nặng nề như viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim, viêm màng não, suy hô hấp, suy đa tạng, thậm chí là tử vong. Vậy khả năng lây lan của cúm A như thế nào, có nguy hiểm không và cách phòng tránh ra sao?
1. Cúm A là gì?
Đây là một căn bệnh về đường hô hấp cấp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa. Virus cúm A ký sinh trên vật chủ là gia súc, gia cầm và lây sang người, có khả năng lây nhiễm cao.
♦ Các chủng virus cúm A phổ biến như cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, cúm A/H3N2, cúm A/H7N9
♦ Biểu hiện nhận biết
Nhiều người chưa biết cúm A có lây không nên thường chủ quan với những biểu hiện của căn bệnh này. Dấu hiệu nhiễm cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Biểu hiện ban đầu thường là ho, sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, hắt xì, viêm họng. Kèm theo các dấu hiệu khác như: đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, cơ thể đau nhức khó chịu,…
Những dấu hiệu ban đầu không gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt nên nhiều người thường chủ quan. Bệnh trở nặng khi có thêm các triệu chứng như: đau tức ở phần ngực, lo lắng, khó chịu, nôn, khó thở, tiêu chảy,…
2. Cúm A có lây không?
CÓ! Theo WHO, cúm A là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở đường hô hấp, Virus cúm A có thể lây trực tiếp từ gia cầm sang cho người, hoặc lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn chứa virus cúm A trong quá trình giao tiếp, ho, hắt hơi, sổ mũi,… hoặc lây trong quá trình tiếp xúc với các vật dụng có dính virus, sau đó qua bàn tay đưa lên dụi mắt, mũi, miệng.
♦ Thời điểm dễ bùng phát cúm A
Virus cúm A hoạt động mạnh và dễ lây lan khi thời tiết giao mùa, chuyển sang lạnh. Nhất là thời điểm cuối mùa thu chuyển sang đông. Tuy nhiên, những năm gần đây, cúm A đang có dấu hiệu bùng phát thành dịch bất cứ thời điểm nào trong năm. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm về căn bệnh lây nhiễm này.
♦ Những đối tượng dễ mắc
Bất cứ ai cũng có thể nhiễm virus cúm A. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những đối tượng sau là những người dễ mắc phải căn bệnh này:
-
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
-
Phụ nữ mang thai
-
Người bị suy giảm miễn dịch
-
Người già, nhất là người trên 65 tuổi
-
Những người sức khỏe yếu, sức đề kháng kém,…
Virus cúm A có thể dễ dàng tấn công vào đường hô hấp những người có sức đề kháng kém. Hoặc lây nhiễm thông qua việc phòng vệ kém của người bệnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu cúm A có lây không là điều cần thiết đối với bất cứ ai.
3. Phòng ngừa lây nhiễm cúm A
Cúm A là bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp, lây lan và bùng phát theo mùa. Do đó, mỗi người đều có thể chủ động phòng tránh lây nhiễm cúm A bằng nhiều biện pháp khác nhau. Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người cần:
- Nếu có dấu hiệu cảm cúm, nên làm xét nghiệm cúm A ngay để có giải pháp điều trị đúng hướng ngay từ đầu, tránh trở thành nguồn bệnh gây lây lan.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống và nơi làm việc bằng dung dịch sát khuẩn, lau dọn mọi ngóc ngách trong nhà, hút bụi và mở cửa sổ thông thoáng.
- Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, đồng thời luyện tập thể dục thể thao và sinh hoạt lành mạnh.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa cúm đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm A cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch. Tại Việt Nam, cao điểm của dịch cúm rơi khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm và có xu hướng tăng rất cao vào mùa Đông Xuân. Do đó, mỗi cá nhân cần chủ động tiêm vắc xin phòng cúm càng sớm càng tốt, trước khi cao điểm dịch cúm diễn ra để được bảo vệ tốt nhất.
Tham khảo giá vắc xin tại 36care ở đây!
Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!