fbpx

Bé đang ho, sổ mũi có tiêm vắc xin được không?

Một trong những biện pháp chăm sóc cần thiết và có ý nghĩa suốt cuộc đời đối với sức khỏe của trẻ đó là việc tiêm phòng. Nhưng liệu trẻ đang ho sổ mũi có tiêm phòng được không là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Bởi mẹ lo sợ tiêm vắc xin sẽ khiến tình trạng bệnh của con yêu trở nên tồi tệ hơn. Vậy hãy cùng 36care giải đáp thác mắc này nhé.

Trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Tiêm chủng không bắt buộc nhưng được khuyến khích cho tất cả trẻ em. Hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ không hoạt động tốt như hệ thống miễn dịch ở trẻ lớn hơn và người lớn, vì nó vẫn còn non nớt. Do đó cần nhiều liều vắc xin hơn. Tuy nhiên, vắc xin chỉ đạt hiệu quả phòng bệnh khi trẻ được tiêm đúng lịch và đủ mũi.

Xoay quanh vấn đề này nhiều phụ huynh băn khoăn không biết trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không?

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi ngạt mũi cần xử trí đúng khi thời tiết lạnh

Thực tế sẽ không có câu trả lời nào là hoàn toàn chính xác cho câu hỏi trẻ ho sổ mũi có tiêm phòng được không. Đáp án cụ thể còn tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện triệu chứng ho sổ mũi của trẻ.

–  Những trường hợp bé không sốt, chỉ có biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi mức độ nhẹ có thể vẫn tiêm chủng bình thường. Tuy nhiên khi đến tiêm phòng cho trẻ, hãy thông báo cho nhân viên y tế để họ có thể tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng cho trẻ.

–  Đối với trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc để điều trị đặc biệt là thuốc kháng sinh bố mẹ nên theo dõi cho bé sau khi kết thúc đợt thuốc từ 3-4 hôm sức khỏe ổn định có thể cho bé tiêm bổ sung sau. Bởi những triệu chứng của bệnh và những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với các tác dụng phụ của vắc xin khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

Tiêm chủng ngừa không làm cho triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Giống như bất kỳ các loại thuốc kháng sinh khác, người tiêm vắc xin sẽ cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ, chẳng hạn như đau, sưng tấy ở vị trí tiêm và sốt nhẹ.

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Thông thường, trước khi tiêm vắc, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để biết trẻ có đủ tiêu chuẩn và sức khỏe để tiêm phòng hay không. Với những trường hợp trẻ bị bệnh nặng hoặc vừa, bác sĩ có thể chỉ định cần tạm hoãn hoặc không tiêm phòng.

Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin
  • Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu (cùng loại vắc-xin) hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh (dấu hiệu não, màng não), khó thở, tím tái.

Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:

  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính
  • Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C
  • Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày
  • Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê
  • Trẻ nặng dưới 2000g
  • Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin.

Để tham khảo giá của các loại vắc xin  tại 36care. Hãy bấm vào đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư của 36care để được hỗ trợ tư vấn tại đây!