fbpx

Bé bị ho, sổ mũi có thể tiêm vắc xin không?

Ốm vặt là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều trẻ sơ sinh phải hoãn lịch tiêm phòng. Có không ít ông bố, bà mẹ thắc mắc liệu bé bị ho, sổ mũi có tiêm vắc xin được không. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 36care tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ 4 tháng bị ho và sổ mũi?

Bé bị ho, sổ mũi có tiêm vắc xin được không?

Đây có lẽ là thắc mắc khiến nhiều bậc phụ huynh “đứng ngồi không yên”. Thực tế, sẽ không có câu trả lời nào là hoàn toàn chính xác cho câu hỏi trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không. Đáp án cụ thể còn tùy thuộc vào kết quả kiểm tra các triệu chứng bệnh và thể trạng của bé mà bác sĩ mới có thể kết luận được bé có thể tiêm chủng được hay không.

Cụ thể:

  • Nếu bé chỉ bị sổ mũi nhẹ, nhiệt độ cơ thể bình thường, không sốt, bé vẫn vui chơi và ăn uống tốt thì bạn hoàn toàn có thể cho trẻ tiêm phòng. Lúc này, bạn không cần lo ngại về bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đối với sức khỏe của trẻ.
  • Nếu bé sổ mũi kèm theo sốt âm ỉ khoảng 38 độ C, nhưng không xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bé vẫn có thể tiêm phòng được. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn về thể trạng của trẻ, bạn vẫn nên cho bé thăm khám bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng.
  • Trong trường hợp trẻ bị ốm nặng và xuất hiện các biểu hiện bất thường như: Ho nhiều, hắt hơi, sổ mũi, nhiều đờm, quấy khóc, sốt cao kéo dài hoặc ngủ li bì,… thì rất có thể bé đã bị bội nhiễm vi khuẩn. Từ đó, sức đề kháng của trẻ bị giảm đi đáng kể. Tốt nhất, bạn không nên cho trẻ tiêm vắc xin vì không đem lại hiệu quả, mà còn gây phản tác dụng, khiến trẻ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm khác.

Khi nào nên hoãn tiêm phòng vắc xin?

Quyết định có nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ hay không phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của trẻ. Nếu nhận thấy “bé yêu” nằm trong danh sách sau, bạn nên báo cáo lại với bác sĩ và hoãn việc tiêm phòng vắc xin cho đến khi sức khỏe của trẻ thực sự ổn định:

  • Trẻ có sức đề kháng yếu, dễ ốm vặt.
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng gây sốt cao, ho nhiều và ngủ li bì.
  • Trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc đợt điều trị bằng Corticoid liều cao chỉ nên tiêm phòng sau ít nhất 14 ngày.
  • Trẻ mới sử dụng dòng sản phẩm Globulin miễn dịch trong thời gian 3 tháng gần nhất.
  • Trẻ mới chào đời có cân nặng nhỏ hơn 2kg.
  • Trẻ không đạt đủ điều kiện tiêm chủng sau khi được thăm khám sàng lọc.

Hoãn lịch tiêm có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp trẻ đến lịch tiêm phòng nhưng bị ốm thì có tiêm được không? Trẻ bị ốm làm nhỡ lịch tiêm phòng sẽ không làm mất hiệu quả của vắc xin. Điều này là bởi hai lý do sau:

  • Độ tuổi tối thiểu: Các mũi tiêm phòng được khuyến cáo tuân theo độ tuổi tối thiểu để đảm bảo trẻ không bị nhiễm các vi khuẩn và virus gây bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ đang ốm sốt và không thể tiêm đúng độ tuổi khuyến cáo, việc hoãn tiêm sẽ không làm giảm hiệu quả vắc xin.
  • Khoảng cách tối thiểu: Theo khuyến cáo về tiêm phòng, quan trọng là tuân thủ khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm. Không có một quy định nào về khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm. Nếu trẻ đã tiêm mũi 1 và đến lịch tiêm mũi 2 hoặc mũi 3 nhưng đang bị ốm sốt, việc hoãn tiêm cho đến khi trẻ khỏe lại cũng sẽ không làm giảm đi hiệu quả của vắc xin.

Tóm lại, khi trẻ bị ốm và không thể tuân theo lịch tiêm phòng, việc hoãn tiêm đến khi trẻ hồi phục không làm mất hiệu quả của vắc xin. Nếu tình trạng sức khỏe hoặc các triệu chứng bệnh của bé ở mức độ nhẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng đúng lịch để đảm bảo hệ miễn dịch phát triển tốt nhất cho bé.

Tham khảo bảng giá vắc xin tại 36care ở đây!

Hoặc nhắn tin trực tiếp vào hộp thư 36care để được tư vấn tại đây!